BS Nguyễn Trọng Dũng
Nhân dịp nghỉ 2/9, 3 trẻ được anh Phạm Văn T. ở xã Yên Định, Sơn Động, Lục Ngạn dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi.
Trong đó bé trai Phan Văn Thái S., 7 tuổi, quê ở Hải Dương, cháu ruột anh T. tử vong ngay khi đưa đến trạm y tế xã; 1 ngày sau, cháu Phạm Hồ Như Q., 9 tuổi, con gái lớn anh T. tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Riêng cô con gái út là Phạm Hồ Thanh T., 7 tuổi được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu với hy vọng “còn nước còn tát” nhưng do tình trạng quá nặng, chiều 6/9, gia đình đã xin đưa cháu về nhà để lo hậu sự.
“Thực sự đây là câu chuyện quá thương tâm và đáng tiếc. Chúng tôi đã cố hết sức nhưng không thể cứu được cháu”, BS Dũng chia sẻ.
Trường hợp khác là bé trai 8 tuổi ở Lào Cai, được chú dẫn đi nghỉ dưỡng. Khi đến resort, chú cho cháu cùng con trai 4 tuổi xuống ô tô trước đi gửi xe. Khi quay lại, người chú không thấy cháu đâu, khi hỏi con trai, cậu bé liền chỉ tay xuống khu vực hồ bơi.
Khi chạy lại, bé trai đã chìm dưới đáy hồ, cháu bé sau đó được chuyển xuống Hà Nội điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.
May mắn hơn 4 trường hợp trên cháu K.T.T., 13 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội. Ngày 3/9 vừa qua, T. đi chơi cùng bạn bè, dù không biết bơi nhưng T. vẫn nhảy xuống hồ sen và bị đuối nước.
May mắn bé trai được phát hiện kịp thời, sau khi sơ cứu được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê, thở máy, đặt nội khí quản.
Bé T. may mắn được phát hiện kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên phổi vẫn còn tổn thương, cần theo dõi tiếp
Sau 2 ngày điều trị tích cực, trẻ tỉnh táo dần, đến ngày 6/9 bắt đầu cai thở máy, rút nội khí quản. Hiện bệnh nhi đã có thể tự thở, tỉnh táo hoàn toàn nhưng phổi vẫn còn tổn thương.
Theo BS Dũng, trong 4 ca tử vong nói trên, chỉ cần người lớn sát sao, để ý đến trẻ hơn một chút, hoàn toàn có thể tránh được tai nạn đáng tiếc.
BS Dũng cho biết, với trẻ em chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, dù đã được truyền thông rộng rãi nhiều năm nay nhưng hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách.
“Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ”, BS Dũng cảnh báo.
Cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.
Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ.
Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa. Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực.
Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực.
Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.
Thúy Hạnh
- Đuối nước tại Việt Nam gặp quanh năm nhưng không phải người dân nào cũng có kiến thức sơ cứu, làm mất cơ hội cứu sống nạn nhân.
" alt=""/>3 chị em chết đuối thương tâm, bác sĩ cảnh báo sai lầm của người lớnTheo công văn này, đa phần cá nhân không thể tách thửa đất nông nghiệp. Nếu muốn tách thửa phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lập dự án đầu tư trình phê duyệt.
Trường hợp ngoại lệ là tách thửa đất để thừa kế hoặc tặng cho (giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi với con nuôi; ông nội/ngoại, bà nội/ngoại với cháu nội/ngoại; anh, chị em ruột với nhau theo quy định), mỗi người được nhận 1 thửa đất sau khi tách thửa. Đây được xem là quy định trái luật.
Tháng 3/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có công văn điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp mà thửa đất tách thửa tiếp giáp đường giao thông hiện hữu, nhưng không được hình thành khu dân cư và không kinh doanh bất động sản.
Quy định cho tách thửa đất nông nghiệp như nói trên được cho khó thực hiện, bởi cán bộ đăng ký đất đai không thể xác định được mục đích tách thửa và người tách thửa có kinh doanh bất động sản hay không?
Sau khi rà soát các quy định pháp luật liên quan và tham khảo quy định điều kiện tách thửa đất của các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận và Đồng Nai, Sở TN&MT Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành văn bản chỉ đạo theo hướng huỷ bỏ Công văn số 4911 và huỷ bỏ Công văn số 1952.
Về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng thửa đất trên địa bàn Lâm Đồng trong thời gian tới, Sở TN&MT kiến nghị điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 40.
Theo đó, bỏ nội dung về điều kiện hình thành đường giao thông mới, lập quy hoạch chi tiết và đường giao thông hiện hữu chưa thể hiện trên bàn đồ địa chính và giấy chứng nhận đã cấp.
Bổ sung quy định các trường hợp không được tách thửa đất; tách thửa đất đồng thời với thực hiện chuyển quyền sử dụng đất; tách thửa đất đối với thửa đất có nhiều loại đất; tách thửa đối với trường hợp mục đích sử dụng đất khác với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã duyệt.
Dự kiến trong quý II/2023, Sở TN&MT Lâm Đồng sẽ hoàn thành việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh hoặc thay thế Quyết định số 40.
Trong thời gian chờ, Sở TN&MT kiến nghị vẫn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 40.
![]() |
Người đàn ông bị tài xế chém đứt lìa bàn tay |
Sự việc xảy ra vào trưa cùng ngày tại phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Nạn nhân là ông Vũ Đức Kim (SN 1972, ngụ TP Thủ Dầu Một).
Theo điều tra ban đầu, vào trưa cùng ngày, tài xế Trần Hoàng Huynh (SN 1994, quê Cà Mau) dùng xe khách loại 50 chỗ ngồi chở các bệnh nhân Covid-19 từ trường Tiểu học Thuận Giao (phường Thuận Giao, TP Thuận An) đến Trường cao đẳng y tế Bình Dương (phường Phú Hoà, TP Thủ Dầu Một) để cách ly.
Trong lúc đợi bệnh nhân, giữa Huynh và ông Kim xảy ra mâu thuẫn do ông Kim ném đá vào xe ô tô, sau đó ông Kim lấy gạch đá tấn công Huynh.
Bực tức, Huynh lên xe ô tô lấy hung khí chạy đến chém đứt lìa bàn tay phải của ông Kim rồi rời khỏi hiện trường.
Phát hiện sự việc, những người gần đó đã hỗ trợ gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đến bệnh viện cùng bàn tay bị đứt lìa.
Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương thì nơi này đề nghị chuyển nạn nhân đến bệnh viện ở TP.HCM. Do chậm trễ cấp cứu, bàn tay nạn nhân không thể nối lại được.
Chiều cùng ngày, cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một cũng đang vận động Huynh ra đầu thú, điều tra hành vi cố ý gây thương tích.
Được biết, Huynh là tài xế tình nguyện tham gia vận chuyển các bệnh nhân mắc Covid-19 đi cách ly từ nhiều tháng nay.
Hai nhóm thanh niên khoảng 50 người mang theo nhiều hung khí hẹn nhau đến khu vực TP Vĩnh Yên để giải quyết mâu thuẫn thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
" alt=""/>Ném đá vào xe chở F0, người đàn ông ở Bình Dương bị chém đứt lìa bàn tay